Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

giới thiệu thư viện khoa học tổng hợp


 lịch sử hình thành


Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các Ðô đốc Thống đốc, được thành lập vào năm 1868.

Trước năm 1975 có tên gọi Thư viện Quốc gia của Nam Việt Nam. Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 1968 và hoàn thành vào năm 1972.

Hiện nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ ChMinh theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/04/1978. Tên viết tắt là TVKHTH TPHCM

Tên giao dịch quốc tế: General Sciences Library of Ho Chi Minh City - viết tắt là GSLHCMC


Có diện tích 7.070 m2, cấu trúc cơ sở gồm hai khối:

Khối I: Dãy nhà dài 71m x 23m, gồm 1 tầng hầm, 1 trệt và 2 lầu.

Khối II: Cao 43 m, gồm 14 tầng để làm kho chứa sách, báo  tạp chí.

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

1. Thư viện Khoa học Tổng hợp là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại thành phố và nói về thành phố, các tài liệu trong nước và ngoài nước phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Thư viện Khoa học Tổng hợp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước và được mở tài khoản ở Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
     Tên giao dịch, đối ngoại của Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh là "General Sciences Library of HoChiMinh City"

CÁC HOẠT ÐỘNG CHÍNH

- Phục vụ đọc tại chỗ
- Cho mượn về nhà
- Giải đáp thông tin trực tiếp hay bằng điện thoại
- Triển lãm sách, báo theo chuyên đề
- Tổ chức Câu lạc bộ bạn đọc, nói chuyện chuyên đề, thảo luận
- Sao chụp, in ấn tài liệu
- Biên soạn thư mục theo yêu cầu của các cơ quan, cá nhân trong cả nước
- Tổ chức, tham dự hội nghị, hội thảo chuyên đề.
- Quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện quận huyện.
- Tăng cường phong trào đọc sách tại các cơ sở
- Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn tra cứu
- Thông tin Văn hóa Khoa học kỹ thuật bằng dạng tập và pano
- Biên soạn tờ Thông tin Thư viện phía Nam, một số thư mục

CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ

- Hỗ trợ nghiệp vụ cho các thư viện tỉnh phía Nam
- Hướng dẫn thực tập cho sinh viên Khoa Thư viện
Thông tin các trường Đại học
- Hướng dẫn các đoàn khách tham quan thư viện
- Giúp các cơ quan, xí nghiệp trong thành phố tổ chức thư viện.
- Tham gia giảng dạy tại các Khoa Thư viện Thông tin của các trường Cao đẳng và Ðại học. 

cơ cấu tổ chức

BAN GIÁM ĐỐC:


Giám đốc:  Ông Bùi Xuân Đức, Thạc sĩ
Điện thoại: (84.8) 3 8 225 055 ext 212
Fax:          
(84.8) 3 8 299 318

Email:        xuanduc@gslhcm.org.vn
Phó Giám đốc: Bà Trần Thị Gìn,
Cử nhân chính trị
Điện thoại: (84.8) 3 8 255 055 ext 287
                (84.8) 3 8 299 318


HỆ THỐNG PHÒNG BAN:

Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh với các phòng ban, bộ phận được chia thành các khối như sau:


* Khối Hành chánh:

- Phòng Hành chánh - Tổng hợp
- Kế toán

* Khối Kỹ thuật - Nghiệp vụ:
- Phòng Bổ sung
- Phòng Xử lý tài liệu
  - Phòng Xây dựng Phong trào (Phòng Mạng lưới thư viện)
* Khối Phục vụ Bạn đọc:
- Phòng Phục vụ bạn đọc
- Phòng Thông tin - Thư mục
- Tổ chức kho tài liệu
  - Thư viện Thiếu Nhi
- Thư viện Doanh Nhân
* Khối Kỹ thuật - Công nghệ:



Phòng Tin học

Phòng Bảo quản, Phục chế và Chuyển dạng tài liệu

Bộ phận sản xuất tài liệu Khiếm thị

cơ sở dữ liệu 

  • cơ sở dữ liệu OPAC

Các Cơ sở Dữ liệu OPAC của thư viện KHTH TpHCM dưới dạng các biểu ghi, toàn văn, ... được trình bày với mục đích giúp bạn đọc tra cứu một cách dễ dàng thuận tiện với các mục như:

Tài nguyên
-Sách
-Bài trích
-Ấn phẩm định kỳ
-Phim
-Bản đồ
-Sách thiếu nhi
-Mục lục Liên hợp
-Dữ liệu toàn văn

Dịch vụ
-Z 39.50: Tìm ấn phẩm tại các thư viện trực tuyến khác
-Góp ý: Gửi các ý kiến đóng góp của bạn cho thư viện
-Diễn đàn: Tham gia tranh luận về các lĩnh vực và chủ đề cùng quan tâm
-Đăng ký thẻ đọc: Đăng ký thẻ đọc từ xa qua Website thư viện
-Liên kết Website: Các liên kết đến các Website tham khảo.

  • tài liệu quý hiếm
Thư viện Khoa học Tổng hợp có một số vốn tài liệu quí hiếm đáng kể gồm 3000 nhan đề trong đó bao gồm sách báo, tạp chí, bản đồ, tự điển…
 
Đặc biêt có những loại sách được xuất bản từ thế kỷ 16 – 18:
Dell’historria della china, xuất bản năm 1586.
Dictinarivm annamiticvm Lvsitanvm…/Alexandre de Rhodes được xuất bản năm 1651
Voyage du siam, xuất bản năm 1966.
Voyage au Tonkin, xuất bản năm 1788.
 
Sách chuyên khảo:
Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản 1875.
Vietnamese plays.
La broderie annamite.
Le temple d’Angkor Vat.
Technique du peuple annamite/ Henri Oger. tập 1+2.
 
Báo và tạp chí xuất bản từ cuối Thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20:
Gia định báo, xuất bản 1880.
Đại Nam đồng văn nhật báo, xuất bản 1891.
Đông Dương tạp chí, xuất bản 1906.
Bulletin de l’Ecole francaise d’Extrême Orient, xuất bản 1901.
L’avenir du Tonkin, xuất bản 1906.
Bulletin des Asnis du Vieux Hue, xuất bản 1914
Báo được xuất bản trong thời kỳ kháng chiến 1945:
Cứu Quốc – Sao vàng - Chiến khu - Tuần báo Việt Nữ
Thanh niên -Tiến-Lên đàng - Bạn gái.
Bản đồ cổ xưa:
Annam đại quốc hoạ đồ
Villages della Cochinchinois.
Hoạ đồ đô thành Sài Gòn.
Tài liệu thuộc về Đông Dương:
Souvenir d’Annam, xuất bản 1890
Un a de séjour en Cochinchine, xuất bản 1887.
L’Annam, xuất bản 1906.
L’Indochine, xuất bản 1907.
De la colonisation de la Cochinchine, xuất bản 1865.
Noire sur la base Cochinchine, xuất bản 1864.

  •  cơ sở dữ liệu tham khảo trực tuyến
 


A. CƠ SỞ DỮ LIỆU (CSDL) ĐIỆN TỬ BẢN QUYỀN TRUY CẬP ĐƯỢC TẠI TVKHTH TPHCM

Proquest: CSDL Proquest International Academic Research Library có chủ đề đa ngành rộng khắp trên nhiều lĩnh vực từ khoa học tự nhiên như hóa học, vật lý, y học,... khoa học công nghệ ứng dụng đến khoa học xã hội nhân văn, kinh tế, luật pháp, nghệ thuật quân sự. Bao gồm các dữ liệu chỉ mục, tóm tắt, toàn văn, hình ảnh từ năm 1971 đến nay của 2.861 nhan đề tạp chí.
http://www.umi.com/proquest/



EBSCO host: Hơn 7.373 tạp chí ở dạng biểu ghi thư mục và tóm tắt, trong đó có 3.970 tạp chí toàn văn thuộc các lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Khoa học Kỹ thuật, Khoa học Xã hội, …CSDL đang được Nhà xuất bản cho phép truy cập thử tại Việt Nam theo account:
USER ID: vietnam
Password: temp
http://search.epnet.com/




HINARI: Tìm kiếm và truy cập CSDL toàn văn về Sức khỏe. CSDL này hình thành bởi sự nỗ lực của WHO và 6 Nhà xuất bản lớn: Blackwell, Elsevier Science, the Harcourt Worldwide STM Group, Wolters Kluwer International Health & Science, Springer Verlag and John Wiley
http://www.who.int/hinari/en/


AGORA:CSDL Nông nghiệp: cung cấp truy cập trên 500 tạp chí từ các nhà xuất bản khoa học hàngđầu trong các lĩnh vực về thực phẩm, nông nghiệp, khoa học môi trường và các khoa học xã hộiliên quan. Hỗ trợ phi lợi nhuận cho sinh viên và các nhà nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển
http://www.aginternetwork.org

B. CƠ SỞ DỮ LIỆU (CSDL) ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN TRUY CẬP MIỄN PHÍ

Khoa học kỹ thuật
National Institute of Standards and Techonology (NIST): Cổng thông tin truy cập vào CSDL khoa học kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
http://srdata.nist.gov/gateway/     

SciELO (Scientific Electronic Library Online): Truy cập miễn phí đến bộ sưu tập các thông tin, tư liệu trong nhiều tạp chí.
http://www.scielo.br/

Khoa học tự nhiên
PLoS (Public Library of Science): CSDL  tạp chí miễn phí về Khoa học tự nhiên và Y học.
http://www.plos.org/     

Toán học
Electronic Library of Mathematics: thư viện các tạp chí toán học trực tuyến, tuyển tập các bài báo, tài liệu chuyên môn và các nguồn tài liệu khác về lĩnh vực toán học. Xem trực tuyến hoặc tải về.
http://www.emis.de/ELibM.html

EMS (European Mathematical Society): Website Hội Toán học Châu Âu.
http://www.emis.de/

Văn học
Bộ sưu tập các tác phẩm kịch của Shakespeare: Đọc trực tiếp hoặc sao chép về với định dạng HTML.
http://www-tech.mit.edu/Shakespeare/works.html

Alex Catalogue of Electronic Texts: Bộ sưu tập một số tác phẩm văn học cổ điển Mỹ, Anh. Xem trực tuyến hoặc tải về với nhiều định dạng khác nhau.
http://www.info
các phòng ban



Chức năng:

Tổ chức sử dụng và quản lý tài liệu dạng báo, tạp chí;  phục vụ  mọi đối tượng khai thác, sử dụng tài liệu theo quy định của Nhà nước.

Nhiệm vụ

- Phục vụ theo yêu cầu của bạn đọc về ấn phẩm định kỳ
- Xử lý kỹ thuật các ấn phẩm định kỳ theo quy trình được phân công.
- Thực hiện chế độ kiểm kê và đề xuất việc bổ sung tài liệu theo yêu cầu của bạn đọc.
- Tổ chức, sắp xếp, bảo quản và quản lý các ấn phẩm tại kho tự chọn.
- Trích báo, tạp chí vào cơ sở dữ liệu bài trích.
- Nhắc nhở bạn đọc thực hiện nghiêm chỉnh nội quy sử dụng Thư viện.
- Bảo quản, giữ gìn cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật thuộc phạm vi Phòng quản lý.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc.
 Vốn Tài liệu

- Kho Mở: 439nhan đề/ 6.189 số báo – tạp chí trong và ngoài nước
- Kho Đóng: 6.532 nhan đề/ 931.170 bản báo – tạp chí trong và ngoài nước 

Hình thức phục vụ:

- Đọc tại chỗ

Các dịch vụ:

- Photocopy
- Scan
- Chụp tài liệu bằng máy ảnh kỹ thuật số
sơ đồ

 phòng đọc
Thông tin chung:
Phòng có kích thước lớn nhất trong các phòng phục vụ của thư viện, có hơn 400 chỗ ngồi.
Phục vụ cho bạn đọc đến nghiên cứu và học tập. (Tầng 1)

Trang thiết bị:
    02 máy tính dành cho bạn đọc tra cứu CSDL của Ngân hàng Thế Giới.
    04 máy tính cho bạn đọc tra cứu cơ sở dữ liệu của Thư viện

Phòng đọc được tổ chức theo 02 hình thức
1. Tài liệu tự chọn:
Với hơn 20.000 bản, sách được xuất bản từ năm 2010 trở lại đây, thuộc các lĩnh vực KHTN, KHKT, KHXH, TPVH, sách tham khảo. Gồm các ngôn ngữ: Việt, Anh, Trung hoa,  v.v
 Từ điển chuyên ngành
  Sách tiếng Anh của Quỹ Châu Á
  Góc Thông tin Ngân hàng thế giới

Hướng dẫn sử dụng:
Bạn đọc trình thẻ đọc tại cửa ra vào
Bạn đọc tự chọn sách trên kệ theo nhu cầu, không qua khâu thủ tục mượn. Sách trên kệ đã được phân loại và sắp xếp theo môn loại (theo khung phân loại DDC)
Số lần đổi sách không hạn định. Tuy nhiên, mỗi lần mượn không quá 3 cuốn
 Sau khi đọc xong, bạn đọc trả sách tại bàn được qui định

phòng đọc khiếm thị
Thành lập: Được khánh thành vào 23 tháng 9 năm 1999 nhân kỷ niệm 54 năm ngày Nam bộ kháng chiến. Sự giúp đỡ quí báu của các cơ quan trong nước và nước ngoài như  Vụ Thư viện tặng 94 cuốn sách chữ nổi; ông Đinh Điền tặng phần mềm in tự điển Anh Việt; Thư viện Quốc hội Mỹ tặng 17 cuốn sách; ông Tony Tùng (Việt kiều Island) tặng 3 máy vi tính.
Vốn tài liệu:
* Chữ sáng:
Thêm chú thích
Sách: 02 nhan đề/02 cuốn(Việt).
Tạp chí: 01 nhan đề/11 cuốn(Anh).
* Chữ Braille:
Sách: 16 nhan đề/120 cuốn(Việt: 09 nhan đề/96 cuốn; Anh: 07 nhan đề/24 cuốn).
Tạp chí: 03 nhan đề/67 cuốn(Anh).
Sách nói:
Băng cassette: 136 nhan đề/493 cuốn(Việt: 23 nhan đề/148 cuốn; Anh: 112 nhan đề/344 cuốn; ngôn ngữ khác: 01 nhan đề/01 cuốn).
Đĩa CD: 343 nhan đề/637 CD(Việt: 110 nhan đề/347 CD; Anh: 176 nhan đề/213 CD; ngôn ngữ khác: 57 nhan đề/77 CD).
           (Cập nhật tháng 9/2010)

Phần mềm phục vụ: NDC , VCL , JAWS , Sao Mai Browser, Mata, Duxbury , Allegro , Braille , Sigtuna, Playback.
Trang thiết bị: 5 máy vi tính, 1 máy đánh chữ nổi, 2 máy in, 1 máy cassette, 1 bàn phím âm nhạc, 1 máy Heater in hình nổi, máy Victor Reader(Cập nhật 17/07/2008).
Lượt bạn đọc: Tổng số bạn đọc khiếm thị đến thư viện thường xuyên: 35 người.

Lượt bạn đọc bình quân 2-4 người /ngày. Số lượng chưa nhiều, do vấn đề đi lại, mặc dù hiện nay chính phủ đã có chính sách miễn phí xe bus nhưng việc qua lại giữa dòng xe cộ đông đúc vẫn còn gây khó khăn cho bạn đọc. Đây cũng là trở ngại khi người khiếm thị muốn tiếp xúc và sử dụng vốn tài liệu thư viện.

Ngoài việc phục vụ tại chỗ, cho mượn về, chúng tôi còn có xe Thư viện lưu động dành cho người khiếm thị nhằm cung cấp các dịch vụ thư viện cho những người khiếm thị và những người có khó khăn trong việc nhìn mà không đến được thư viện.
 Với vốn tài liệu tiếng Anh do Quỹ châu Á tài trợ gồm nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, công nghệ 
thông tin, kinh tế … Nằm trong hệ thống Phòng Đọc 1 và được tổ chức phục vụ bạn đọc dưới hình




phòng đọc tài liệu về quyền sở hữu trí tuệ

 Đối tượng phục vụ:

1. Nhân viên luật pháp và nhân viên tòa án bao gồm thẩm phán, công chứng viên, luật sư và các nhân viên tòa án khác có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ
2. Sinh viên và giảng viên các trường đại học tại Việt Nam quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ và việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ
3. Những độc giả khác của thư viện, bao gồm công dân Việt Nam, khách tham quan và Ngoại kiều đang sinh sống hoặc làm việc tại Việt Nam

Nguồn tài liệu:
Nguồn tài liệu tại phòng IPR là tài liệu tham khảo. Nguồn tài liệu này không được xuất hoặc đem ra khỏi thư viện khi không có sự chấp thuận trước của Thư viện Khoa Học Tổng Hợp TpHCM và Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt (USVTC). Trung tâm IPR được đặt tại phần cuối của gác lửng, ngang qua khu vực sách tặng của ADB (Ngân hàng phát triển Châu Á)

Xuất khỏi thư viện: Trong những trường hợp đặt biệt, tài liệu có thể được xuất khỏi thư viện. Các trường hợp như trên phải có sự chấp nhận của thư viện và USVTC. Tài liệu được xuất ra khỏi thư viện trong trường hợp này sẽ chỉ trả phí hàng ngày trong khoảng từ 300 đến 500 đồng Việt Nam mỗi ngày.

Hầu hết các tài liệu sẽ bằng tiếng Anh. Dựa vào quỹ cho phép, USVTC có thể tạm thời lấy đi một số sách để dịch ra bản tiếng Việt

Sao chụp: việc sao chụp sách sẽ được quy định chặt chẽ tuân theo pháp luật Việt Nam và quốc tế liên quan đến việc bảo vệ bản quyền.


phòng đọc doanh nhân
        đối tượng làm thẻ:


             Các chủ doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài có cơ sở kinh doanh và đang hoạt động kinh doanh, không phân biệt loại hình doanh nghiệp tư nhân, quốc doanh hay liên doanh. 
 - Giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu. 
 - Cán bộ, công nhân – viên chức không phân biệt chức vụ, ngành nghề.
 - Sinh viên Đại học các ngành Kinh tế - Thương mại.
 - Các cá nhân kinh doanh tự do (không phải là sinh viên).
- Sinh viên các ngành khác có nhu cầu nghiên cứu những vấn đề kinh tế và quản lý kinh tế.
 - Người nước ngoài đang làm việc & sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 * Lệ phí và thủ tục làm thẻ 

 - Phí thường niên :  500.000đ / thẻ / năm
 - Thủ tục:1 tấm hình 3x4 / hoặc chụp hình tự động tại quầy cấp thẻ
 - Điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký
 - Phương thức thanh toán : Tiền mặt VNĐ (không nhận thanh toán các hình thức khác)





 * Dịch vụ miễn phí:

 - Đọc & trực tiếp tra cứu và sử dụng tài liệu tại chỗ (thông qua các OPAC).
 - Được hướng dẫn tra cứu, truy cập các nguồn lực thông tin, các CSDL chuyên ngành, chuyên đề có tại Thư viện, các trang web hữu ích phục vụ cho nhu cầu doanh nhân và các nhà nghiên cứu kinh tế.
 - Được cung cấp các bản tin thông tin kinh tế chọn lọc hàng tháng : các tóm tắt của một số bài báo về kinh doanh, kinh tế thế giới và Việt Nam, …
 - Miễn phí đọc 1 tuần khi mượn tài liệu về nhà (có đặt cọc).
* Dịch vụ có tính phí :

- Dịch vụ cung cấp thông tin : nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin sâu rộng cần có sự tư vấn và mất nhiều thời gian tra cứu. Dịch vụ này sẽ được cung cấp thông qua bộ phận dịch vụ của Phòng Thông tin – Tư liệu trong giờ làm việc. Thành viên trả phí theo qui định cung cấp dịch vụ chung của Thư viện. Phí dịch vụ bao gồm các phí sau : lướt tin ; tư vấn chọn tin ; cung cấp tin.
 - In ấn, photo tài liệu (khi bạn đọc có nhu cầu).







Thư viện còn có xe phục vụ lưu động, đi phục cho nhưng địa phương ở vùng sâu vùng xa, xe lưu đọng có dầy đủ các tiện nghi giống như mô hình thư viện thu nhỏ, thư viện lưu đọng trang bị rất nhiều tài liệu, tiếng việt, tiếng anh, băng đĩa, máy vi tính phục vụ miễn phí với nhiều nội dung phong phú hấp dẫn.





thư viện lưu đọng là cầu nối tri thức giữa bạn đọc với các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các bạn ở vùng sâu vùng xa được tiếp cận bổ sung tri thức cho bản thân, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp xúc sách báo và tra tìm thông tin cho người dân cơ sở.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét